Bình Luận Thị Trường Cà phê London & New York
Cuối năm 2017 khi vụ mùa Việt Nam vào vụ thu hái doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia, Brazil ký các hợp đồng giao sàn Lon Don với các nhà môi giơí nhập khẩu. Họ kiếm được tiền do gía nội thấp hơn giá ngoại. Doanh nghiệp chốt các hợp đồng trên sàn Lon Don kiếm được nhiều tiền hơn các hợp đồng giao ngay cho các nhà xuất khẩu, các nhà môi giới.
Hiện nay người Việt Nam, Indonesia, Brazil đều giống nhau về phương thức mua bán, trong đó có 4 phương thức cơ bản:
- Phương thức 1: mua hàng giao ngay mà người Anh gọi là (Back to Back) nghĩa là hợp đồng ráp nhau trong tình huống cà phê được áp dụng cho việc mở hợp đồng mới và chốt 1 hợp đồng song song trên hàng giao ngay.
- Phương thức 2: hợp đồng gửi kho có thể ứng tiền hoặc không cho một nhà buôn lớn hơn, mục đích giải phóng bớt lượng hàng trong kho, giảm thiểu rủi ro về hao hụt và được xác nhận chốt giá theo giá thị trường hoặc đã thỏa thuận giữa người mua hàng, người bán hàng. Trong trường hợp không thuận lợi thì sẽ lấy hàng ra và trả phí lưu kho và hao hụt.
- Phương thức 3: Hàng trừ lùi là thỏa thuận mua bán chênh lệch giữa người mua và người bán so với sàn giao dịch Lon Don và New York để làm căn cứ chốt. Trong trường hợp này, người bán hàng phải giao đến kho cho người mua hàng được xác định rõ bằng văn bản về tháng của hợp đồng được mở, tỷ lệ ứng tiền, không lãi suất với người mua. Được ký hợp đồng theo luật giao hàng Châu Âu cho hàng giao ở phía xa.-
- Phương thức 4: Giao dịch cà phê hàng giấy (cà phê mạng) là loại hình mang nhiều rủi ro do giá biến động mạnh nhưng vốn chỉ bằng 10% giá trị hàng thực. Mặc dù trên nguyên tắc là công cụ baỏ hiểm rủi ro nhưng thực tế công cụ rủi ro cho hàng đang tồn kho thì sẽ bán ở hàng mạng. Chưa mua được hàng thì mua bảo hiểm trên kỳ hạn. Nhưng thực tế hầu hết khi tham gia số lượng lớn thì người giao dịch như tham gia vào một trò chơi chứng khoán .
Trở lại vấn đề về vụ mùa cà phê Việt Nam cuối 2017, giá nội địa cao hơn gía xuất khẩu, người mua và người bán không thể kiếm tiền trên cà phê giữa việc mua của nông dân và bán cho nhà nhập khẩu. Do giá thị trường ở ngoài nhiều người mua để trữ hoặc cần hàng mua gía cao hơn, dẫn đến không thể ráp các hợp đồng giao ngay mà tiến hành mở hợp đồng trên trừ lùi, chờ giá tăng khỏang 10-20 Usd để chốt hạ kiếm lợi chút chút.
Nhược điểm lớn nhất là khi các hợp đồng này được ký kết thì giá trị cho tháng trên sàn là 60 ngày tương đương với tháng hợp đồng được ký kết. Cách đây vài năm tháng gần thường thấp hơn tháng xa, và người mở hợp đồng không chốt được hàng thường chuyển tháng. Dẫn đến chênh lệch giữa tháng ký kết hợp đồng và tháng chốt hàng sau đó từ 8-10 tháng có chênh lệch trừ lùi mất 300 - 400 Usd/tấn.
Ví dụ: tháng 10/2009 khi giá nội địa Việt Nam ở khu 30.000 đồng thì Lon Don ở mức 1188 $ các nhà xuất khâủ Việt Nam bị "Stop loss" với giá dưới 25.000 do họ ký hợp đồng trừ lùi và tiếp tục chuyển tháng nhưng tháng gần lại thấp hơn tháng xa chênh lệch các Hợp đồng chuyển tháng mất gần 300usd/ton .
Trong khi 12 tháng qua lại ngược lại, tháng gần luôn cao hơn tháng xa từ +50 (+100) Usd, làm hợp đồng trừ lùi không mất tiền về chênh lệch ra nhưng lại mất tiền về tỷ giá đã ứng lên đến 70-80% tiền ứng không lãi xuất được chốt giá khi giao hàng. Tỷ giá lỗ , mất giá mất thêm khoảng 300 Usd/tấn bởi giá Lon Don giảm từ mức 1750$ xuống mức 1450$ làm doanh nghiệp cầm hàng lỗ.
Nhược điểm lớn nhất của nhà xuất khẩu đưa vào trừ lùi là họ không có tiền mà sử dụng các đòn bẩy về tài chính như vay tiền ngân hàng, lấy hàng cà phê tồn kho đưa vào sàn giao dịch. Giá trị cà phê lớn và nhiều lượng hàng doang nghiệp không thể có đủ vốn tự có hoặc vốn dư thừa để tham gia vào thị trường mạo hiểm này.
Trên sàn Lon Don người giao dịch tài giỏi nhất là các nhà giao dịch quyền chọn. Các ông trùm này thường sử dụng hàng thực để mua hoặc bán quyền chọn, Và họ chỉ dụng sự tài giỏi của họ giao dịch với các nhà buôn quyền chọn nhằm chuyển rủi ro của họ sang tay người khác.
Ngay khi đó số lượng giao dịch lớn trên sàn là kỳ hạn và trừ lùi, các nhà giao dịch chỉ có nhắm vào môt mục đích là kiếm lợi nhuận khi giá tăng cao hơn so với mức mua và họ tiến hành chốt các hợp đồng để đưa đô la về xoay vòng mua hàng thực ráp vào trừ lùi.
Người giao dịch Lon Don và New York tính toán kỹ về thời hạn hợp đồng, tháng giao hàng lẻ, ngày giao hàng đầu tiên, chênh lệch giữa tháng gần và tháng xa làm cho cơ hội để chốt một hợp đồng trong một phiên là rất khó khăn hơn nữa tháng hợp đồng chỉ có thể giao dịch 40 phiên cho một hợp đồng 60 ngày.
Người giao hàng không biết và khó mà bán được giá đỉnh và mua ở giá đáy mà chỉ quan trọng nhất là bán ở thời điểm nào?. Giá cao nhất sẽ xuất hiện khi nào? nên họ không bao giờ chốt hết các hợp đồng đã mở khi kiếm được tiền giá tăng, ngược lại khi mất tiền bắt buộc phải đổ tiền các để không cháy tài khoản và nuôi hy vọng là em tiền ấy sẽ trở về.
Tóm lại
Thị trường cà phê Lon Don và New York cảnh báo Giá nguy hiểm khi sản lượng nằm trong tay người mua. Số lượng giao dịch cà phê Arabica trên NewYork phiên qua 46,621 lô, hợp đồng mở 328,994 lô tăng 4,796 lô. Ngay khi số lô giao dịch cà phê Robusta trên LonDon 21,321 lô, hợp đồng mở 146,108 lô tăng 160 lô. Thị trường cảnh báo New York bước vài đợt cháy tài khoản do người điều hành gia tăng ép bán giá./
Theo tincaphe
Tin khác